Vải Tencel chất liệu được phổ biến đang được được sử dụng trên thi trường trong nghành công nghiệp dệt may. Một loai vải được yêu thích bởi sự mềm mịn và cao cấp mà còn rất thân thiện với trường.
Vải Tencel là gì?
Vải tencel hay còn được gọi với cái tên khác là Lyocell được làm từ bột nghiền nhuyễn của cây khuynh diệp. Chất liệu được sản xuất duy trì với mức độ gây hại là tối thiểu, bằng việc sử dụng chất hòa tan không độc hại do vậy chúng thân thiện với môi trường. Vải Tencell là tên thương hiệu của vải được làm từ chất liệu Lyocell đây là một loại vải sinh học với thành phần chính là bột gỗ được lấy từ các cây gỗ có sẵn trong tự nhiên và đươc bán như là một loại tơ nhân tạo đồng thời nó có nhiều thuộc tính tương đồng chung với sợi cellulose như cotton, linen, và gai dầu. Sợi vải Tencel dệt lại với nhau tạo thành một loại vải vô cùng bền chắc và mịn màng. Tencel là một loại vải tự nhiên nổi tiếng vì sự mềm mịn và uyển chuyển của chúng,ta chỉ có thể cảm nhận được sự xa xỉ khi chạm vào.
Đặc tính của vải Tencel
Ưu điểm
Khi sử dụng các sản phẩm làm từ chất liệu vải Tencel thì sẽ không hề xuất hiện tình trạng tích tụ mồ hôi và độ ẩm của không khí trên bề mặt của chúng, mà chung sẽ bị hút vào trong các sợi vải rồi nhanh chóng chuyển hóa vào không khi xung quanh. Từ đó sẽ ngăn chặn tình trạng bí bách, hầm nóng, có đặc tính thoáng khí, chống nhăn tự nhiên nên người mặc sẽ luôn cảm thấy khô ráo, thoáng mát, dễ chịu, khi mặc trang phục từ loại vải này.
Ngoài ra, khi sờ vào vải ta sẽ cảm nhận được sự mát lạnh tuyệt vời này. Do vậy chúng rất được yêu thích trong các thương hiệu thời trang lớn. Có một ưu điểm nổi bật của vải tencel là nhanh khô và ít bị co rút sau khi giặt. Vì vậy bạn có thể giặt máy sản phẩm làm từ chất liệu tencel.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội đó thì vải tencel vẫn tồn tại một số nhược điểm lớn như là độ co giãn rất thấp, giá thành cao hơn so với các loại vải khác và bị hạn chế công nghệ kỹ thuật.
Ứng dụng của vải tencel trong cuộc sống hiện nay
Với những ưu điểm thích hợp để sản xuất các loại quần áo đem lại sự thoải mái và dễ dàng thích nghi với mùa hè nắng nóng, vừa giúp cho chất liệu được mềm mịn nhưng không kém phần thoáng mát và ngăn chặn được các mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra vải tencel còn được Kachisa ứng dụng nhiều để may các loại áo sơ mi, áo kiểu và được lấy nguồn cảm hứng từ phong cách cổ điển thanh lịch trên sắc hồng ngọt ngào Các mẫu áo được hoàn thiện chỉn chu và trau chuốt trong từng chi tiết nhỏ làm nên vẻ quyến rũ, sang trọng bất chấp thời gian.
Ngoài ra vải Tencel còn được sử dụng để sản xuất các loại nệm và đặc biệt là nệm lò xo. Bởi vải tencel giúp cho sản phẩm được thoáng khí cao và giúp người tiêu dùng có một giấc ngủ ngon. Khi sử dụng vải tencel người dùng không cần phải lo lắng về các vấn đề dị ứng da vì loại vải này có thể tự kiểm soát được độ ẩm hiệu quả, từ đó giúp giảm sự sinh trưởng của vi khuẩn, diệt nấm mốc và chống nhiễm khuẩn trên da một cách tối đa. Đặc biệt đối với gia đình có trẻ nhỏ hay những người có làn da nhạy cảm dễ bị tổn thường thì các đồ dùng được làm từ chất liệu này sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Cách bảo quản vải tencel
- Với vải tencel, khi giặt chỉ cần dùng nước lạnh hoặc nước có mật độ tự nhiên.
- Không giặt sản phẩm làm từ chất liệu này bằng nước nóng trên 30 độ C nếu không vải sẽ rất dễ bị nhăn
- Không dùng các chất tẩy rửa mạnh, với những vết bẩn cứng đầu tốt nhất bạn nên ngâm sản phẩm trước khoảng 2 – 3 tiếng để sản phẩm được mềm và các vết bẩn cũng dễ được giặt sạch hơn
- Không giặt khô
- Không được chà hay vò xoắn quá mạnh
- Nếu có điều kiện nên giặt riêng tencel hoặc cho vào túi giặt để đảm bảo rằng vải không bị xù lông sau khi giặt.
- Phơi các sản phẩm ở những nơi khô thoáng ( vải tencel có độ thoáng khí cao nên không nhất thiết phải phơi ở những nơi quá nắng hay sấy ở nhiệt độ cao. )
- Vào những ngày mưa gió chỉ nên hong khô vải trước quạt, hạn chế sử dụng máy sấy để sấy sản phẩm vải tencel
Lời kết
Hiện nay bạn hoàn toàn có thể tin tưởng các sản phẩm được sản xuất từ chát liệu tencel vì đây là một chất liệu tuyệt vời, đã qua kiểm chứng nhiều năm. Hy vọng nó sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn khách quan hơn về chất liệu nhân tạo có nguồn tự nhiên này.