Vải Tencel là gì? Những ứng dụng tuyệt vời của vải Tencel

Một loại vải thường rất được những người yêu thời trang yêu thích không chỉ vì sự cao cấp, mềm mại mà đây còn là một loại vải sinh học rất thân thiện với môi trường, đó chính là vải Tencel. Vậy vải tencel là gì? Vải Tencel có những ưu nhược điểm như thế nào mà lại rất được ưa chuộng như vậy? Hãy cùng Coolmate đi tìm hiểu sâu hơn về loại vải này nhé!

Vải Tencel là gì? Vải Tencel có mát không?

1. Vải Tencel là gì ?

Vải Tencel hay còn gọi là vải Lyocell, đây là một loại vải sinh học làm từ bột gỗ, thông thường thường là từ nhóm cây thuộc họ nhà tre như cây bạch đàn, cây sồi, cây bạch dương và cây vân sam. Chính vì vậy, vải Tencel được đánh giá là loại vải an toàn và thân thiện với môi trường.

Vải Tencel hay Lyocell, được tạo ra bởi American Enka vào năm 1972 tại một cơ sở sợi ở Bắc Carolina và trở nên phổ biến hơn vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 20.

Vải tencel là gì?

Vải tencel là gì?

Vì chủ yếu được làm từ các thành phần hữu cơ nên vải Tencel được coi là một sự thay thế bền vững hơn cho các loại sợi tổng hợp hoàn toàn như polyester.

Vải Tencel là một dạng rayon hoặc viscose bao gồm sợi xenlulo được làm từ bột gỗ hòa tan hóa học bằng cách sử dụng kéo sợi ướt bằng tia khô. Các sợi được hình thành bằng cách đẩy dung dịch qua máy đùn. Sau đó, chúng có thể được sử dụng để tạo ra hàng may mặc.

Sợi tencel

Vải Tencel hơi giống với Vải rayon ở chỗ nó là sợi “cellulose tái sinh”. Các nhà sản xuất lấy bột gỗ, hòa tan trong dung môi hóa học, sau đó đẩy qua máy đùn để tạo thành các sợi Kyocera.

Vải tencel là loại vải sinh học thân thiện với môi trường

Vải Tencel là loại vải sinh học thân thiên với mội trường được làm từ gỗ cây bạch đàn Úc

Thành phần chính của vải Tencel là các xenlulose lấy từ gỗ cây bạch đàn. Sau khi gỗ bạch đàn được xay thành bột sẽ được hòa tan trong nước và kéo thành sợi để dệt vải. Sợi vải Tencel dệt lại với nhau để tạo một loại vải bền chắc nhưng vô cùng mịn màng.

Nhìn chung, vải Tencel rất thân thiện với làn da và tốt cho cả môi trường sống thiên nhiên của chúng ta. Ngoài ra, sợi vải Tencel cực kỳ mềm, có khả năng khô rất nhanh.

Với những đặc tính ưu việt của mình, vải Tencel phù hợp với những yêu cầu cao về chất lượng. Đây là loại vải thích hợp được chọn là một trong những chất liệu sang trọng, tinh thế.

2. Vải Tencel có mát không?

Vải tencel được làm từ sợi cellulose tự nhiên, thường được chiết xuất từ gỗ thông hoặc tre. Với cấu trúc sợi đặc biệt và tính chất hấp thụ ẩm tốt, vải tencel có khả năng kiểm soát độ ẩm và thoát mồ hôi tốt hơn các loại vải khác. Điều này giúp vải tencel có khả năng làm mát cơ thể trong môi trường nóng hơn.

Vải tencel có nhiều ưu điểm vượt trội

Vải tencel mát và mềm mại

Vải tencel cũng có khả năng chống tia UV tốt, giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Đồng thời, vải tencel còn có đặc tính mềm mượt, thoáng khí và dễ chịu khi tiếp xúc với da. Tuy nhiên, như với bất kỳ loại vải nào, cảm nhận về độ “mát” cũng phụ thuộc vào việc sử dụng trong điều kiện thời tiết và cảm giác cá nhân của mỗi người.

Vải tencel có mấy loại?

Vải Tencel được chia thành hai loại chính là Tencel Lyocell và Tencel Modal:

  • Tencel Lyocell: Được sản xuất từ sợi cellulose tự nhiên được chiết xuất từ gỗ thông hoặc tre. Quá trình sản xuất sử dụng dung môi không độc hại, gần như 100% tái chế và không gây ra chất thải độc hại cho môi trường. Vải tencel lyocell có đặc tính mềm mịn, thoáng khí, hấp thụ ẩm tốt và kiểm soát độ ẩm tốt. Nó cũng có khả năng chống nhăn và chống co rút, giúp quần áo duy trì hình dáng tốt sau nhiều lần giặt.

Vải tencel an toàn cho sức khỏe

Tencel Lyocell ( Ảnh: Internets )

  • Tencel Modal: Cũng được sản xuất từ sợi cellulose tự nhiên, nhưng nguồn gốc của sợi tencel modal thường là cây sồi hay bạch dương. Quá trình sản xuất tencel modal cũng sử dụng dung môi không độc hại. Vải tencel modal có sự kết hợp giữa sự mềm mại và độ bền. Nó có đặc tính mềm mịn, bóng nhẹ và có luôn cảm giác mát mẻ. Tencel modal cũng có khả năng kiểm soát độ ẩm tốt và hấp thụ mồ hôi, giúp cơ thể thoáng khí trong môi trường nóng.

Cả hai loại vải Tencel đều được xem là những vải thân thiện với môi trường và mang lại sự thoải mái cho người mặc. Tuy nhiên, có thể có những sự khác biệt nhỏ về cảm giác và tính chất của từng loại vải tencel.

Ưu và nhược điểm của vải Tencel

1. Ưu điểm của vải Tencel

Vải tencel

Vải Tencel còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các dòng vải khác trên thị trường

Bên cạnh ưu điểm thân thiện môi trường, vải Tencel còn có nhiều ưu điểm vượt trội so với các dòng vải khác trên thị trường.

  • An toàn cho sức khỏe

Được làm từ 100% bột gỗ thiên nhiên với quy trình sản xuất hiện đại, không sử dụng các hóa chất độc hại nên vải Tencel tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người dùng không gây kích ứng ngay cả với làn da nhạy cảm nhất. Chính vì thế, Tencel luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình quan tâm đến vấn đề sức khỏe, đặc biệt là đồ dành cho em bé…

Nhược điểm của vải Tencel

  • Khả năng hút ẩm tuyệt vời

Vải Tencel tháng mát, mềm mại nên thường được sử dụng để may các trang phục lót trong cơ thể hoặc đồ ngủ. Thêm vào đó, vải tencel có khả năng hút ẩm tuyệt vời nên không gây cảm giác bị bí bách hay hầm nóng khi sử dụng. Ngoài ra, vải Tencel cũng không dễ bám bụi. Chính vì thế, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề vi khuẩn có thể làm ổ trên mặt vải và là nguyên nhân gây hại cho sức khỏe.

Quy trình sản xuất vải tencel

  • Khắc phục được những nhược điểm của vải Cotton

Đặc điểm nổi bật của vải Tencel chính là khả năng khô nhanh và không bị co rút hay nhăn nhúm khi giặt. Vải Tencel luôn giữ được form dáng, không dễ bị nhăn nhàu khi giặt và gấp gọn. Nên việc giặt giũ, bảo quản những món đồ được làm từ vải Tencel cũng tương đối dễ dàng, bạn có thể lựa chọn giặt bằng máy hoặc bằng tay đều được. Chỉ với đặc điểm này, vải Tencel đã được đánh giá cao hơn vải Cotton rất nhiều.

Tham khảo mẫu quần lót nam Trunk Tencel thấm hút tốt tại Coolmate

2. Nhược điểm của vải Tencel

Bảo quản vải Tencel

Một số điều lưu ý về vải Tencel

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, vải Tencel cũng còn một số nhược điểm mà bạn cũng nên lưu ý.

  • Mức giá cao

Vì quá trình sản xuất cầu kì và đắt đỏ nên vải Tencel có mức giá khá cao so với các loại vải khác. Chính vì vậy vải Tencel thường được dùng để may quần áo cao cấp hay những bộ vỏ chăn, drap, gối cao cấp.

  • Khai thác hợp lý nguyên liệu từ thiên nhiên

Vì được làm bởi chất liệu gỗ từ thiên nhiên, nên việc sản xuất vải Tencel phải đảm bảo sản lượng hợp lý, nếu sản xuất với số lượng lớn, không kiểm soát sẽ dễ bị dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ sinh thái.

  • Dễ bị tác động bởi nhiệt độ

Khi bị tác động bởi nhiệt độ cao, vải Tencel có thể bị co lại và rất dễ bị mủn, khiến chất liệu vải bị ảnh hưởng.

So sánh vải Tencel và vải Cotton

Quy trình sản xuất vải Tencel

Để sản xuất vải Tencel chúng ta cấn bắt đầu từ việc thu hoạch vỏ gỗ của các loại cây như cây bạch đàn, cây khuynh diệp. Sau bước thu hoạch, vỏ cây được làm sạch bụi bẩn, sơ chế và xay thành bột. Bột gỗ được hòa trong nước và sau đó được kéo thành sợi bằng công nghệ Nano. Chi tiết về các bước sản xuất ra vải Tencel sẽ bao gồm:

Vải tencel ứng dụng trong thời trang

Quy trình sản xuất vải Tencel tương đối phức tạp

  • Bước 1: Hòa tan bột gỗ trong dung môi thân thiện với môi trường để tạo thành hỗn hợp lỏng.

  • Bước 2: Hỗn hợp lỏng này được đưa qua các lỗ nhỏ để tạo thành sợi xơ và làm ráo bằng khí khô. Sau quá trình đùn ép, nếu dung môi còn dư sẽ được giữ lại để tiếp tục sử dụng.

  • Bước 3: Để loại bỏ các amin oxit ra khỏi sợi vải, sợi xơ sau khi được làm ráo sẽ được chuyển sang khu vực chuyên dụng và được ngâm trong một chất lỏng đặc biệt.

  • Bước 4: Tiếp theo đó, sợi xơ sẽ được làm sạch và sấy khô lần nữa. Sau quy trình này, sợi Tencel thành phẩm đã sẵn sàng cho quá dệt thành vải tấm.

Cách bảo quản vải Tencel

Ứng dụng vải tencel

Vải Tencel được cho là một loại vải cao cấp, mặc dù khá dễ dàng trong khâu bảo quản, tuy nhiên, để giữ cho chất vải luôn bền đẹp như mới, bạn cũng nên lưu ý một vài điều sau đây:

  • Vải Tencel tương đối dễ phai màu, bạn chỉ nên sử dụng những loại chất tẩy trung tính có độ kiềm trung bình để tránh khiến màu vải trở nên loang lổ, phai mờ.

  • Khi giạt vải Tencel lần đầu, bạn chỉ nên giặt bằng nước lạnh, không dùng bột giặt hay chất tẩy rửa nào. Khi phơi, bạn nên chọn nơi thoáng mát, ít ánh sáng mặt trời trực tiếp.

  • Bảo quản những sản phẩm được làm từ vải Tencel ở nơi khô ráo, thoáng mát để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm mốc.

  • Đối với những sản phẩm vỏ chăn, drap, vỏ gối đệm làm từ Tencel, bạn cần vệ sinh thường xuyên: vỏ gối nên giặt 1 lần/tuần, vỏ chăn 1 lần/2 – 3 tuần.

Ứng dụng vải Tencel

Với những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại, hiện nay vải Tencel được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang và các sản phẩm chăn ga gối đệm cao cấp.

Sản xuất thời trang may mặc

Vải Tencel là gì? Những ứng dụng tuyệt vời của vải Tencel

Vải Tencel rất được ưa chuộng trong ngành thời trang may mặc

Nhờ đặc tính thấm hút mồ hôi cực tốt cùng sự thoáng mát, thoải mái khi sử dụng, hiện nay vải Tencel được sử dụng tương đối nhiều trong các sản phẩm thời trang như quần áo thể thao, thời trang xuân hè, đồ lót, thời trang cao cấp,…

Không chỉ riêng người tiêu dùng mà các nhà sản xuất cũng rất thích tạo sản phẩm từ vải Tencel vì nó rất dễ tạo ra các mẫu mã đa dạng, linh hoạt trong việc nhuộm màu và mang lại giá trị cao cho sản phẩm.

Sản xuất vỏ chăn, drap, vỏ gối

Vải Tencel là gì? Những ứng dụng tuyệt vời của vải Tencel

Vải Tencel mang lại cảm giác êm ái và thoáng mát trên chiếc giường của mình

Hiện nay chất liệu vải Tencel được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm vỏ chăn, drap, vỏ gối đệm nhờ những đặc tính có lợi có lợi cho sức khoẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh và mềm mịn, thoải mái.

Lựa chọn những sản phẩm vỏ chăn, drap, vỏ gối đệm làm từ chất liệu Tencel bạn sẽ cảm nhận được những ưu điểm tuyệt vời mà chất liệu này mang đến và được phục vụ cả đêm dài với cảm giác êm ái và thoáng mát trên chiếc giường của mình.

Trên đây là một số thông tin hữu ích Coolmate muốn chia sẻ đến bạn về vải Tencel. Hi vọng với những thông tin này, bạn sẽ phần nào hiểu thêm về loại vải sinh học thân thiện với môi trường này.

{{{infobox}}} Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

  • Vải Cotton Compact là gì? Có ưu điểm vượt trội gì?
  • Spandex là gì? Các loại vải sử dụng thành phần Spandex có những ưu điểm nào?
  • Vải nano là vải gì? Tại sao nên sử dụng vải sợi Nano trong thời trang
Liên hệ