Tencel hay còn được gọi là Lyocell (Ảnh: tencel.com)
Bởi tencel chủ yếu được làm từ các thành phần hữu cơ nên nó được coi là sự thay thế bền vững cho các loại sợi tổng hợp hoàn toàn như polyester. Tencel cho khả năng thấm hút hơn 50% so với bông, cần ít nước và năng lượng để sản xuất. Vì vậy, có thể nói, đây là một chất liệu an toàn tuyệt đối cho làn da, sức khỏe của người sử dụng cũng như thân thiện với môi trường.
Tencel là sự thay thế bền vững cho polyester hay cotton … (Ảnh: tencel.com)
Sự ra đời và phát triển của Tencel
Ban đầu, lụa tencel có tên là lyocell, được tạo ra vào năm 1972 bởi một cơ sở sợi (hiện không còn tồn tại) ở Enka, Bắc Carolina. Lyocell lúc này chỉ mới trong giai đoạn phát triển thử nghiệm thì dự án bị bỏ dở.
Sau khi đóng cửa cơ sở Enka, một công ty của Anh – Courtaulds Fibers đã thu thập các mảnh vải lyocell và đẩy mạnh sự phát triển trong suốt những năm 1980. Tencel chính thức ra đời sau đó dựa trên nghiên cứu lyocell. Bởi tencel và lyocell giống hệt nhau về mặt hóa học nên chúng có thể “đảo” với nhau.
Tencel được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1972
Năm 1990, nhà máy sản xuất sợi rayon Courtaulds ở Mobile, Alabama, là nơi diễn ra quá trình thương mại hóa đầu tiên của vải lụa Tencel. Công ty – và bộ phận Tencel – đã đổi chủ một vài lần cho đến khi được Lenzing AG mua lại vào năm 2000. Lenzing kết hợp Tencel với “Lenzing Lyocell” hiện có của họ, nhưng vẫn giữ tên thương hiệu Tencel.
Giờ đây, vải tencel thuộc sở hữu của Lenzing AG (Ảnh: tencel.com)
2. Top 3+ loại lụa Tencel phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay, người ta chia lụa Tencel thành hai loại chính là Tencel Lyocell và Tencel Modal. Vậy chúng có gì khác biệt?
2.1 Tencel Lyocell
Tencel Lyocell kết hợp sợi cellulose với các loại sợi dệt khác, phổ biến như cotton, polyester, sink (lụa), nylon, rayon và wool (len). Sự pha trộn này nhằm nâng cao đặc tính của vải. Vậy nên, Tencel Lyocell sẽ bền, thoáng khí và thoải mái hơn, được ứng dụng trong sản xuất chăn ga gối đệm, quần áo, …
Tencel Lyocell là sự kết hợp của tencel và các loại chất liệu khác
2.2 Tencel Modal
Tencel Modal cũng có quy trình sản xuất giống như Tencel Lyocell. Tuy nhiên, so với Tencel Lyocell, Tencel Modal sở hữu sợi mỏng hơn nên mềm mại hơn khi chạm vào. Bạn có thể tìm thấy Tencel Modal trên các sản phẩm thời trang nam nữ hiện nay.
Tencel Modal ngày càng được ưa chuộng trong giới thời trang
Ngoài ra, tại Việt Nam, lụa tencel có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau như tencel 40s, tencel 60s, tencel 100s. Vải tencel 40s là loại vải có số lượng sợi là 40s, mật độ sợi là 133×72 – nghĩa là có 133 sợi vải dọc đan xen với 72 sợi vải ngang/1 inch vuông.
Tương tự, vải tencel 60s có mật độ T300 với 300 sợi vải dọc và 300 sợi vải ngang thiết kế đan xen nhau. Tencel 60s có thiết kế bền và đẹp hơn tencel 30s, giá thành cũng nhỉnh hơn một chút. Còn vải Tencel 100s được đánh giá là loại vải vô cùng cao cấp với mật độ vải T500 tức là 500 sợi vải dọc và 500 sợi vải ngang tạo nên.
Tencel cũng có thể được chia thành 3 loại phổ biến: tencel 30s, tencel 60s và tencel 100s (Ảnh: theplanetvoice.com)
Áo thun vải Cotton
Áo thun vải Excool
Áo thun vải Recycle
Áo thun vải Polyester