Để sở hữu được các sản phẩm may mặc chất lượng, điều cần thiết là bạn chọn đúng loại vải. Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều các chất liệu với cái tên ấn tượng, trong đó có vải tencel. Hãy cùng MAY 10 tham khảo bài viết dưới đây, để nắm rõ hơn về đặc điểm và ứng dụng của vải tencel nhé.
Khái niệm vải tencel là gì?
Vải tencel hay còn có tên gọi khác là vải Lyocell. Nó được làm từ cây bạch đàn Eucalyptus của Úc, sở hữu nhiều thuộc tính gần giống với các sợi cotton, lanh, gai. Tencel được đánh giá như là một chất liệu thân thiện với môi trường.
Quy trình để sản xuất ra vải tencel
Dưới đây là quy trình để có thể sản xuất ra vải tencel.
Bước 1: Đầu tiên là lấy gỗ bạch đàn, khuynh diệp và sau đó nghiền nhỏ thành bộ. Tiếp đến là hòa tan trong dung môi để tạo ra được một hỗn hợp lỏng.
Bước 2: Cần đun hỗn hợp này qua các lỗ nhỏ li ti để có thể tạo thành sợi xơ. Đồng thời là đưa khí khô vào để làm ráo sợi. Với dung dịch kooi còn dư sẽ được giữ lại để tái sử dụng những lần sau.
Bước 3: Sợi xơ sau đó được chuyển tới khu vực chuyên dụng. Nó được ngâm trong chất lỏng đặc biệt để loại bỏ đi amin oxit ra khỏi sợi vả, bởi thành phần này dễ gây nấm mốc.
Bước 4: Sợi tencel được làm sạch và sấy khô lại lần nữa, để đưa vào công đoạn dệt thành tấm.
Tổng hợp ưu điểm và nhược điểm của vải tencel
Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của vải tencel bạn nên biết.
Ưu điểm
An toàn cho sức khỏe: Bởi vì vải tencel được sản xuất từ 100% bột gỗ, với quy trình hiện đại. Nên cho ra các sản phẩm vải không độc hại và an toàn cho người sử dụng. Vải tencel hoàn toàn thân thiện với mọi làn da, kể cả người có làn da nhạy cảm.
Khả năng hút ẩm tuyệt vời: Khi chạm tay vào vải tencel, chúng ta sẽ có cảm nhận đầu tiên là mát lạnh. Bởi vì cấu trúc sợi đặc thù, nên vải Tencel có tính năng hấp thụ độ ẩm rất tốt. Do đó, khi mặc các sản phẩm từ vải tencel không gây bí bách, mà còn thấy thoải mái nhất.
Khắc phục nhược điểm cotton: Tencel không chỉ mềm mát hơn cotton mà nó còn ít co rút và cũng ít nhăn. Nếu như chăn ga được làm từ vải tencel, bạn có thể giặt giũ thoải mái bằng máy mà không sợ bị ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chất lượng của vải.
Màu sắc phong phú: Một ưu điểm khiến nhiều người lựa chọn vải tencel chính là màu sắc phong phú. Có thể tạo nên đa dạng các sản phẩm để phục vụ mọi nhu cầu, sở thích của người dùng.
Thân thiện với môi trường: Một điểm nổi bật của vải tencel chính là khả năng phân hủy trong đất tốt, không gây hại đến môi trường. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất vải này có sử dụng dung môi oxit amin nhưng nó cũng hoàn toàn vô hại tới con người và còn có thể tái sử dụng lên tới 99,5%.
Nhược điểm
Vì vải này được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, cùng với quy trình khép kín nên là giá thành sẽ khá cao.
Vải tencel thường dễ bị bay màu, tuy là nó không dễ bị nhăn nhưng vẫn cần lưu ý trong cách bảo quản.
Các ứng dụng chính của vải tencel
Vải tencel được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề như:
May mặc
Vải tencel được dùng phổ biến để làm chất liệu cho các trang phục thường ngày như là đồ lót, quần áo thể thao, thời trang mùa hè bởi vì có đặc tính thấm hút mồ hôi tốt. Hơn nữa, nhờ ưu điểm dễ nhuộm màu dễ dàng, nên các sản phẩm may mặc từ vải tencel rất bắt mắt, đa dạng và có giá trị cao.
Chăn ga gối đệm
Chăn ga được làm từ vải tencel rất được ưa chuộng trên thị trường, bởi nó có tính năng thấm hút, mát mẻ và máu sắc đẹp.
Hướng dẫn sử dụng và baron quản vải tencel
Với các sản phẩm làm từ vải tencel, bạn nên phơi ở những nơi có bóng mát và nhiều gió để chúng khôn tự nhiên. Nếu ở thời tiết mưa sẽ làm vải bị mùn nhanh, còn ở thời tiết nắng gắt làm vải co lại.
Nếu trường hợp thời tiết không có giá, bạn nên dùng thêm thiết bị tạo gió để làm khô. Đặc biệt không được sử dụng máy sấy hoặc các thiết bị tỏa nhiệt sẽ làm vải co rút lại.
Cần bảo quản các sản phẩm từ vải tencel ở nơi thoáng khí, tránh bụi bẩn và ẩm mốc gây hại.
Thông qua bài viết trên, bạn đã nắm được các ưu điểm, nhược điểm cũng như ứng dụng của vải tencel chưa nhỉ. Chắc chắn với các kiến thức trên, sẽ giúp bạn chọn được các sản phẩm từ vải tencel đẹp, ưng ý nhất.